Mẹ tôi lấy chồng. Đó là một người đàn ông ham rượu chè và thô lỗ. Tôi gọi ông ấy là dượng, nhưng ông ấy không hề xem tôi là con. Rất nhiều lần tôi phát hiện ra ông ấy nhìn trộm tôi tắm, nhưng tôi không dám nói với mẹ.
![]() |
Năm tôi mười bảy tuổi, một hôm tôi đi làm về, không có mẹ ở nhà, cha dượng giở trò cưỡng bức tôi. Tôi vùng chạy thoát được, lang thang ngoài đường, không dám về nhà nữa.
Hôm đó, trời mưa rất to, khuya và lạnh, tôi ngồi co ro ở mái hiên ven đường. Một chiếc xe con đỗ trước mặt, một chàng trai ló đầu ra hỏi: “Nhà ở đâu mà giờ này còn đứng đây vậy bé?”. Tôi im lặng, lắc đầu.
Anh ấy xuống xe, dắt tôi vào một cửa hàng gần đó mua cho tôi một bộ quần áo mới, mua đồ ăn cho tôi. Rồi trong lúc tôi ăn, anh ta cứ thế ngồi nhìn.
Tôi theo anh ta về nhà. Một căn hộ rất đẹp. Anh ấy là chủ một xưởng sản xuất bao bì. Anh ấy bảo tôi vào chỗ anh làm, nếu không muốn về nhà thì hãy cứ ở đó, nhưng nên thông báo với mẹ để bà khỏi lo.
Chúng tôi sống chung với nhau, yêu nhau từ khi nào không rõ. Anh đối với tôi như một vị ân nhân đầy ngưỡng mộ. Anh yêu chiều tôi như một cô công chúa nhỏ. Nhiều khi tôi vẫn tự hỏi vì sao anh lại thương yêu tôi nhiều như vậy. Một đứa con gái bất hạnh, bơ vơ, nghèo khó.
Sống chung với nhau bốn năm đầy mật ngọt thì một ngày anh nói anh không thương tôi nữa. Lý do là xưởng sản xuất của anh làm ăn không được, nợ nần chất đống, cuối cùng phá sản.
Anh lao vào rượu chè, sống bê tha. Anh trở nên cộc cằn, nặng nhẹ với tôi như một con người khác. Tôi biết anh không muốn tôi khổ, cố tình rời xa tôi. Tôi xin anh được ở bên anh, nhưng anh quyết liệt khước từ, còn nói những lời khiến tôi tổn thương.
Tôi tìm được việc ở một siêu thị. Còn anh cố tình tránh mặt không liên lạc. Tôi vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Trong quãng thời gian đó thì M. - quản lý siêu thị - lại quan tâm tôi, chăm lo cho tôi. Anh nói vừa nhìn thấy tôi đã yêu rồi. Anh muốn cưới tôi làm vợ, muốn đưa tôi trở lại ra Bắc ở quê anh.
Tôi không yêu M, nhưng lúc đó lại chẳng biết làm như thế nào. Người tình thì rời bỏ, mẹ thì sau khi biết chuyện không dám để tôi về nhà nữa sợ chồng mình lại giở trò. Tối quyết định theo M, rũ bỏ tất cả để làm lại từ đầu.
Ngày tôi rời Sài Gòn, mẹ khóc rất nhiều. Mẹ cảm thấy bất lực vì không lo được cho tôi. Mẹ đưa tôi một ít tiền, nói tôi hãy coi như mẹ chết rồi, hãy sống thật vui vẻ và hạnh phúc.
Tôi về làm vợ M. Đám cưới đông đúc nhưng chỉ mình tôi trơ trọi, không người thân, không gia đình, bơ vơ côi cút. Có lẽ vì thế mà mẹ M. coi thường tôi. Bà luôn nói M. nhặt tôi ở đâu mang về. Tôi khổ nhiều rồi, một chút khó chịu của mẹ chồng cũng không làm tôi quá để tâm nữa.
Tám năm trôi qua, tôi an phận cuộc sống bên M. với hai cậu con trai. Anh làm lái xe cho một công ty gần nhà, còn tôi mở một tiệm cắt tóc nhỏ. M. đã cho tôi một gia đình. M cho tôi tình yêu. Dù anh biết rõ ràng tôi không yêu anh. Nhưng M. nói chỉ cần tôi yên ổn sống bên anh, làm vợ anh, làm mẹ các con anh là đủ.
Thế rồi một ngày… anh ấy gọi điện cho tôi, nói muốn gặp tôi, rằng anh đang ở ngoài Bắc, rất gần tôi rồi. Vẫn là giọng nói ấy, giọng Sài Gòn ngọt ngào ngày xưa. Anh vẫn gọi tôi là “bé” như hôm đầu anh nhìn thấy tôi: “Bé sống có hạnh phúc không? Gặp anh được không?”.
Anh vẫn chưa lập gia đình. Sau khi cố tình rời bỏ tôi, anh vùi đầu vào rượu. Bố anh vì quá thất vọng về cậu quý tử, buồn bực sinh bệnh mà qua đời. Anh tỉnh ngộ, cố gắng làm lại từ đầu, nhưng anh không tìm được tôi nữa. Mới đây thôi, mẹ tôi mới nói cho anh biết.
Gặp lại anh, tôi nhận ra tình yêu tôi dành cho anh vẫn nhiều như ngày xưa, vẫn rung động, khát khao mãnh liệt. Anh nói: “Nếu em không hạnh phúc, hãy quay lại với anh. Nếu em nuôi con, anh sẽ cùng em yêu thương chúng. Bao năm qua anh vẫn tìm em, không quên được, không nghĩ em lại sớm kết hôn như thế”.
Sau cuộc gặp, tôi trở về, lòng đầy hoang mang. Tôi yêu anh, tôi không yêu chồng mình. Bao năm qua tôi sống với M. không phải vì rung động yêu đương, mà vì tôi không có nơi nào để đi, tôi cần an ổn. M. tốt với tôi, anh thương tôi thật lòng. Nhưng tôi đối với anh chỉ có sự mang ơn, không hơn không kém.
Cuộc sống này không quá dài, tôi muốn được sống với người mình yêu. Ý nghĩ này mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng khi tôi nhìn M. ôm hai đứa con trai nằm ngủ, nhớ lại câu M. vẫn hay nói: “Anh không cần em phải yêu anh, chỉ cần anh yêu em là đủ. Anh chỉ cần em yên ổn sống bên cạnh anh” thì tôi lại băn khoăn không dứt.
Tôi mới chỉ 28 tuổi, tôi vẫn còn rất trẻ. Tôi có nên sống cho tình yêu của mình hay không? Tôi biết nếu tôi bỏ M. sẽ rất tàn nhẫn nhưng sống với một người, lòng lại chỉ luôn nghĩ về một người khác chẳng phải cũng là một việc rất tàn nhẫn hay sao?
Quả thật em rất bế tắc nên mới viết bài lên mục tâm sự của quý báo nhờ các độc giả cho em lời khuyên có nên tiếp tục mối tình này không?
" alt=""/>Tôi không yêu chồng, tôi yêu người cũCon dấu cuối cùng đóng vào cuốn sổ sư tập của anh là con dấu bưu điện tỉnh Lạng Sơn, đóng vào ngày 30/1/2016.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”
Năm 2005 đi xuyên Việt lần đầu, khi anh bạn đi cùng say mê chụp ảnh, thì anh Quân nghĩ nếu mình không chụp thì phải có cách để đánh dấu “một cách duy nhất và có tính pháp lý” những nơi mình đã qua.
Và cách đó, theo anh Quân, là “Nếu như khi ra nước ngoài có visa, có dấu xuất nhập cảnh xác nhận mình đi ngày nào, ở đâu, thì với các địa phương trong nước cách tốt nhất là đóng dấu bưu điện.
Công cuộc sưu tập dấu của anh Quân cũng lắm… thăng trầm. Lúc đầu, anh chỉ cầm theo một loạt con tem lẻ, đi đến đâu xin dấu ở đấy. Nhưng sau đó do thấy khó nhìn, anh mới nghĩ cách tổng hợp vào một quyển sổ.
Đóng được hàng chục dấu trong sổ rồi, anh Quân lại nghĩ “Tại sao mình không chọn những con tem đặc trưng của mỗi tỉnh, thành để làm thành bộ sư tập hoàn chỉnh hơn?”.
Con dấu đầu tiên của cuốn sổ mới được đóng vào ngày 13/1/2013, là con dấu của Bưu điện thành phổ Hải Phòng, quê anh Quân.
“Hồi đầu, khi sổ của tôi mới có 2, 3 dấu, tôi lên bưu điện Bắc Giang xin mà không được. Nhân viên bưu điện bảo về nguyên tắc chỉ đóng dấu trên thư, bưu phẩm. Tôi năn nỉ xin, họ chỉ cho gặp hết sếp này tới sếp khác, mãi rồi họ cũng cho.
Còn ở Đồng Tháp, tôi thậm chí phải viết cả giấy cam kết chỉ sưu tập, không dùng vào mục đích gì khác, mới được cộp cho con dấu vào sổ.
Lần tôi tới Bưu điện ở Nha Trang, dấu đã mòn vẹt đi vì đóng nhiều. Tôi mất cả tiếng đồng hồ dùng kéo, dao, khăn, mực để làm sạch dấu để đóng cho rõ hơn.
Nhưng cũng có những nơi mà nhân viên bưu điện rất niềm nở, khi tôi chìa sổ ra họ “À, sư tập tem à, để tôi lấy dấu mới đóng cho đẹp”.
Sau này, khi sổ đã nhiều dấu rồi, thì việc xin dễ dàng hơn”.
Có con dấu tưởng dễ xin nhất nhưng hóa ra lại phức tạp nhất là con dấu của Bưu điện Hà Nội. Anh Quân kể khi vẫn còn dùng cuốn sổ cũ, anh chọn ngày 1/1/2011 để đến bưu điện Hà Nội xin dấu. Tới nơi, không ngờ chị nhân viên lại chìa ra con dấu trên không có chữ Hà Nội, chỉ còn chữ “Giao dịch trung tâm”.
“Tôi quay về hỏi khắp nơi, lên mạng hỏi dân chơi tem, hỏi công ty tem có biết chỗ nào trên dấu còn chữ Hà Nội không, thì được chỉ cho 3 nơi. Thứ nhất là Bưu cục Văn phòng Trung ương Đảng, thứ hai là Bưu cục Khai thác của Hà Nội, và thứ ba là Ga Hà Nội.
Không xin được ở Bưu cục Văn phòng Trung ương Đảng, anh Quân bỏ ra cả một buổi chiều đứng chờ ở cổng Bưu cục Khai thác của Hà Nội – là cơ quan nội bộ chứ không giao dịch với khách hàng. Tôi cứ chờ xem có chị nào trông dễ tính đi ra đi vào thì ra hỏi han và chìa sổ ra trình bày. Cuối cùng thì cũng có chị đồng ý dẫn vào trong cơ quan đóng dấu hộ”.
Đến khi anh Quân làm lại sổ, may mắn là bưu điện Hà Nội đã lại thay con dấu, lần này có đầy đủ chữ.
Còn một bưu điện mà anh Quân nấn ná cho tới phút cuối cùng mới đóng dấu, là Bưu điện tỉnh Lạng Sơn. Lý do là Bưu điện Lạng Sơn cũng đổi dấu không có tên địa phương.
“Mấy năm qua năm nào tôi cũng lên Lạng Sơn một lần, bạn bè đi Lạng Sơn tôi cũng gửi phong bì dán sẵn tem nhờ mọi người lên đấy đóng dấu xem sao. Tôi cũng nhờ nhân viên hỏi các bưu cục trong tỉnh có chỗ nào còn chữ Lạng Sơn trên dấu không mà không có.
Đến vừa rồi, khi dấu của tất cả các tỉnh thành và cũng đã tròn 3 năm kể từ khi làm sổ mới, tôi mới quyết định đóng nốt dấu của bưu điện này, một dấu tròn và một dấu chữ nhật cho đủ bộ”.
Để được đi trọn mọi con đường
Hỏi tại sao nhất định phải đóng dấu ở bưu điện trung tâm, anh Quân cho biết con dấu này có hai ý nghĩa. Thứ nhất là đây là nơi duy nhất có tên tỉnh trên dấu bưu điện – đảm bảo tính duy nhất.
Thứ hai, ở Việt Nam quy ước khoảng cách giữa hai thành phố là khoảng cách giữa hai bưu điện. “Vì vậy khi đến bưu điện thành phố coi như đã đi trọn con đường đến thành phố đó. Đi tới tất cả các bưu điện trung tâm có thể coi là đi trọn con đường đến các tỉnh thành trong cả nước”.
![]() |
Anh Nguyễn Minh Quân (đứng giữa) và các bạn trong một chuyến đi chơi |
Ngoài dấu của các Bưu điện trung tâm, anh Quân còn tìm kiếm dấu của những bưu cục đặc biệt. “Tôi có dấu của bưu cục Năm Căn là điểm tận cùng của đường 1. Nhưng một số nơi tôi muốn mà chưa, hoặc không thể lấy được dấu.
Ngày 30/4/2014 tôi tới bưu cục Lũng Cú (Hà Giang) mà nhân viên ở đó nói dấu cũ đã bị thu lại nhưng vì không ai gửi thư nên họ chưa lấy dấu mới lên.
Bưu cục ở Bờ Y – ngã ba Đông dương – tôi qua đến 3 lần mà chưa có dấu bởi điểm văn hóa xã ở đây chỉ mở của từ 2 – 4h chiều, tôi qua lần nào cũng lệch giờ.
Lần tới Đà Nẵng, tôi lên đỉnh đèo Hải Vân thì thấy điểm bưu điện đã bỏ hoang mấy năm trời”…
Quá trình xin tem đặc trưng của các tỉnh cũng khá khó khăn, và không phải tỉnh nào cũng có, đặc biệt các tỉnh miền Tây. Anh Quân lên các diễn đàn hỏi han, trao đổi được khoảng 50 con tem đặc trưng của 50 tỉnh. Các tỉnh còn lại anh lấy tem có hình ảnh dân tộc đặc trưng để thay thế, ví dụ như Sơn La là tem hình các cô gái Thái…
“Trong 3 năm trời, tôi tự tay mang sổ tới đóng hết ở các địa phương chứ không nhờ ai đóng hộ một dấu nào hết.
Nói thật, khi tập hợp đóng thành sổ rồi là phải quay cuồng tìm cách thực hiện bằng được chứ không phải là tiện đâu đóng dấu đấy như trước. Có khi tôi xin nghỉ phép đi một vệt các tỉnh miền Tây, các tỉnh Nam Trung Bộ. Ở phía Bắc khó đi theo vệt thì tôi nghĩ ra các cung đường rồi rủ bạn bè đi chơi cùng, khi nào họ chụp ảnh mình tranh thủ vào bưu điện đóng dấu. Có lần đi công tác, đoàn nghỉ ở cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20 km, trong lúc mọi người ăn trưa tôi đi xe ôm vào thành phố đóng dấu rồi quay về lại lên xe cùng mọi người đi tiếp…” – anh Quân vui vẻ chia sẻ.
“Đóng dấu xong hết rồi là tôi yên tâm rồi, đi đâu không còn phải lo lắng bỏ quyển sổ vào túi, căn giờ hành chính để ra bưu điện. Bây giờ, cứ thong thả mà chơi thôi…”.
Phương Chi
" alt=""/>Bộ sưu tập dấu bưu điện độc nhất của kỹ sư CNTTChồng tôi làm việc cho một cửa hàng điện máy, ngoài công việc chính anh có làm thêm để thu nhập. Nhưng hàng tháng, anh chỉ đưa tôi tiền lương để lo chi tiêu gia đình. Tôi phụ bán cơm tấm, thỉnh thoảng nhận làm giúp việc theo giờ. Nhiều lúc túng thiếu, tôi phải tự xoay xở vay mượn.
Nhà chồng tôi có hai chị em, chị gái lớn hơn chồng tôi hai tuổi. Vợ chồng chị có ba đứa con, giờ con lớn nhất đang học đại học năm thứ hai. Vợ chồng chị làm công chức ở quê, mức thu nhập hàng tháng hơn 15 triệu đồng.
![]() |
Mối quan hệ giữa tôi và gia đình chồng bình thường, không có khúc mắc gì. Do chúng tôi quen nhau được 5 tháng đã làm đám cưới, tôi không có điều kiện tìm hiểu nhiều về gia đình chồng. Vả lại tôi nghĩ, mình sống ở trên thành phố, không ở chung nên chẳng quan tâm lắm.
Nhưng vừa rồi, tôi vô tình phát hiện ra tháng nào chồng tôi cũng gửi tiền cho con gái lớn của chị gái, tháng ít nhất là ba triệu, tháng nhiều thì mười triệu. Trong khi đó tôi nghỉ sinh, không có thu nhập thêm, hỏi tiền chồng thì anh luôn kêu không có.
Khi tôi biết chuyện rồi tra hỏi, chồng tôi bảo, đó là việc riêng của anh, tôi không được xen vào, miễn sao hàng tháng anh đưa đủ lương là được. Tôi không phải ích kỷ nhưng rõ ràng số tiền anh chu cấp cho cháu gái quá lớn so với kinh tế gia đình.
Vả lại gia đình chị gái đâu phải khó khăn gì, nhà cửa khang trang, thu nhập cũng cao, chẳng lẽ phải nhờ nuôi con giùm. Nói chuyện với chồng không được, tôi chụp tin nhắn chuyển tiền gửi cho chị gái chồng. Nào ngờ, chị bảo: “Đó là trách nhiệm của cậu, hoàn toàn tự nguyện chứ chị không xin”.
Câu trả lời đó khiến tôi càng nghi ngờ, trách nhiệm với con cái chưa xong lại lo cho cháu. Phải nói thêm rằng, đứa con gái lớn của chị chồng rất giống chồng tôi. Nhưng trước đó, tôi nghĩ, cậu cháu giống nhau cũng là chuyện thường.
Tôi đem chuyện này hỏi một số người bạn thân thì họ nhận xét việc này không bình thường, bởi chẳng có trường hợp nào chu cấp cho cháu nhiều đến như thế. Mọi người đều khuyên nên bí mật đi xét nghiệm AND mẫu tóc của chồng và cháu gái xem thế nào. Biết đâu cháu gái là con riêng của chồng tôi nhờ chị gái nuôi hộ thì sao.
Tôi thật sự rối mù, quá khứ của chồng ra sao tôi cũng không biết rõ. Và nếu đúng chồng và cháu gái là cha con thì tôi phải giải quyết ra làm sao. Nhiều lúc tôi nghĩ, đừng cố làm rõ trắng đen làm gì chỉ thêm tổn thương mình, chỉ cần chồng không chu cấp nữa là xong.
Sau khi tôi biết chuyện, chồng tôi có tạm ngưng chuyển tiền cho cháu. Nhưng hôm qua, tôi lại thấy một loạt tin nhắn của chị gái và cháu gửi đến máy chồng. Cháu thì xin tiền còn chị gái trách móc chồng tôi vô trách nhiệm. Mong mọi người cho tôi xin lời khuyên để giải quyết việc này một cách sáng suốt nhất. Mới sinh con xong lại suy nghĩ nhiều, tôi sợ mình sẽ rơi vào trầm cảm.
Tôi vẫn mơ một cuộc sống ổn định, có nhà thành phố, lấy được tấm chồng tử tế. Nhưng để cưới Minh thì tôi e ngại.
" alt=""/>Tâm sự người vợ khi phát hiện chồng gửi số tiền lớn cho cháu gái mỗi tháng